Kính thưa quý thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Hôm nay bộ phận thư viện sẽ giới thiệu với 2 nội dung:
Thứ nhất: Giới thiệu về sự ra đời và ý nghĩa ngày Sách Việt Nam !
Thứ hai: Giới thiệu câu chuyện “ Đói và Khát” một trong 21 câu chuyện nằm trong cuốn sách “ Người lính Điện Biên kể chuyện”.
Kính thưa quý thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Sách là chiếc chìa khóa vạn năng mở ra cánh cửa tri thức và tâm hồn con người, sách là người thầy thắp sáng lên những ước mơ khám phá, dạy cho ta cách sống và cách để yêu thương, sách cũng là người bạn tri kỷ rất đỗi thân thiết có thể cùng ta chia sẻ mọi buồn, vui trong cuộc sống.
Lịch sử của “Ngày hội đọc sách” được ra đời từ hơn 80 năm trước ở Tây Ban Nha, vào ngày 23/4, người ta yêu mến tặng nhau những cuốn sách kèm theo những đóa hoa hồng và bất cứ ai mua sách sẽ được tặng kèm theo một bông hồng đẹp. Từ đó hằng năm, truyền thống tốt đẹp này được người Tây Ban Nha phát triển thành “Ngày hội đọc sách” trên các đường phố. Sau đó hoạt động văn hóa có ý nghĩa này lan rộng ra nhiều nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi dưới nhiều hình thức như: Tuần lễ đọc sách, Ngày Sách, Tuần lễ thư viện. Từ năm 1995, tổ chức UNESCO đã chính thức chọn ngày 23 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Bản quyền thế giới.
Ở Việt Nam, hơn 10 năm nay, hưởng ứng Ngày sách và bản quyền thế giới (23/4) đã trở thành ngày hội sách và văn hóa đọc ở nước ta đã đi vào chiều sâu, có sức lan toả rộng rãi từ Trung ương tới các địa phương, 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/02/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đây thật sự là niềm vui lớn cho những người yêu sách.
Thứ hai: Giới thiệu câu chuyện “ Đói và Khát”nằm ở trang 69, một trong 21 câu chuyện nằm trong cuốn sách “ Người lính Điện Biên kể chuyện”
Kính thưa quý thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Câu chuyện được bắt đầu!
Nhiều người hỏi ông Đỗ Ca Sơn: Chiến sĩ Điện Biên chiến đấu trên đồi A1 sợ nhất điều gì? Ông nói: Chiến đấu 38 ngày đêm trên đồi A1, rất đói, rất khát
Tôi chuyển sang câu hỏi về những sinh hoạt hằng ngày của người lính Điện Biên. Đó là chuyện ăn uống. Tôi ít thấy viết về người lính Điện Biên Phủ ăn uống như thế nào trong chiến dịch, mà chỉ thấy viết về những trận đánh. Có người lính Điện Biên đã viết “ cả ngày đơn vị nhịn đói, nhịn khát chỉ ăn bơm với đạn pháo.” Nhiều đêm người lính phải thức trắng, ăn uống cực kì thiếu thốn, thức ăn chỉ có cá khô và muối, mỗi bữa mỗi người chỉ được chia một con cá khô bằng hai ngón tay.
Người lính ấy đã viết: “ Chân tay cán bộ chiến sĩ suốt ngày đêm dầm trong bùn ngâm xác chết mà không có nước rửa. Anh em phải dùng vải dù bọc tay rồi mới cầm được cơm nấm và thức ăn” ông Đỗ Ca Sơn gật đầu đồng ý:
Ăn thì tất nhiên đói rồi. Đói không phải là quân ta thiếu gạo đâu. Là vì không tiếp tế được. Khi ăn , bọc tay vào mảnh vải dù, vì tay bẩn không có nước rửa. nhưng cái đói lại không gay gắt bằng cái khát. Nhắc đến cái khát, ỗng Đỗ Ca Sơn vẫn phải giật mình. Tôi có cảm giác là là một cực hình đối với những người lính chiến đấu trên đồi A1. Những người ở trên đồi A1 suốt 38 ngày đêm gần như không ngủ súng đạn suốt ngày đêm không có lúc nào ngớt. thỉnh thoảng ngớt tiếng súng họ mới chợp mắt được 1 chút. Sát địch 20m, 30 mét họ không giám ngủ vì đối phương có thể chộp họ bất cứ lức nào. Thiếu nước nên họ có bốn không tiệc đối: “ Không đánh răng, không rửa mặt, không tắm, không thay quần áo”. Sau này, những cựu chiến binh đồi A1 vẫn đùa với nhau: “ Bọn mình phá kỷ luật thế giới về Bẩn”
Mỗi người lính chỉ có 2-3 bộ quần áo, sau ngày chiến đấu lại cỡi ra, không giặt, đem gấp vào, rồi lấy bộ quần áo cũ mặt thay thế. Nước còn không có uống nên chuyện tắm giặt trở thành một thứ xa xỉ phẩm đối với họ.
Ở trên một ngọn đồi khô, mưa xướng thì lầy lội, nhưng chúng tôi không thể uống nước bùn được. Nước ấy đã thấm qua xác chết và đủ mọi thứ khác.
Trận mưa vừa tạnh, nắng như đổ lửa lại ập xuống. trời càng về trưa, nắng càng gay gắt không có một bóng cây xanh để che bóng mát. Gió lào khô và ngột ngạt lại thêm hơi nước bốc lên hầm hập làm cho ai cũng khó chịu. không có 1 chút gì che nắng cho người và vũ khí. Chạm tay vào chổ nào của súng cũng nóng bỏng. Những người lính trên đỉnh đồi không có 1 hột cơm, không còn một ngụm nước.
Đã biết đấy là con đường tiếp tế của quân đội Việt Nam, thoáng thấy bóng người duy chuyển, lính Pháp căng súng cối, đại liên bắn thẳng xuống đường giao thông hào. Ông Đỗ Ca Sơn đánh giá: Không có trận đánh nào, không có chiến dịch nào mà anh nuôi chết nhiều như đồi A1 “ Họ chết ở ngay nút giao thông trước khi được mang cơm, mang được nước lên đỉnh đồi cho các đồng đội của mình”
Cấp trên điện đài hỏi anh em đang chiến đấu trên đồi các cậu cần gì. Anh em trả lời “ Khát lắm” chỉ khát nước thôi. Nhưng khi anh em ở trên đồi nhìn xuống dưới thấy anh nuôi gánh nước, gánh cơm mang lên đến nút giao thông là bị pháo địch bắn chết. Anh em vừa thét lên vừa khóc, nước mắt dàn dụa: “ Thôi, đừng lên nữa mà chết, trên này không cần nước. lên thằng nào chết thằng ấy thì mang lên làm gì. “ Chúng tôi thà chịu đói, chịu khát còn hơn phải thấy anh nuôi chết nhiều như vậy ở út giao thông hào”
Chiến tranh có những điều không thể tưởng tượng được mà diễn ra như vậy đó.
Trên đồi A1 trong mưa bom bão đạn, cái chết cận kề nhưng vẫn có những câu chuyện bông đùa của các anh chiến sĩ về cô dân công, sự mộng mơ của chàng trai trẻ Hà thành khi nhớ về Hà Nộị, sự móc ngoặc đáng yêu giữa người lính bộ binh và pháo binh để có đạn nã vào quân thù, cả những phút nao lòng vì nhớ nhà, nhớ một mái tóc dài, nhớ tiếng khóc trẻ thơ…nhưng cuối cùng những người lính đã vượt qua tất cả, xả thân chiến đấu vì độc lập của tổ quốc.
1. ĐỖ CA SƠN Người lính Điện Biên kể chuyện/ Kể: Đỗ Ca Sơn ; Thể hiện: Kiều Mai Sơn.- H.: Kim Đồng, 2014.- 102tr.: tranh vẽ; 21cm. ISBN: 9786042010214 Tóm tắt: Gồm những câu chuyện giản dị, mộc mạc, chân thật về những người lính Điện Biên đã làm nên chiến thắng lịch sử. Chỉ số phân loại: 959.7041 DCS.NL 2014 Số ĐKCB: TN.01164, TN.01165, TN.01166, TN.01167, |
Và còn rất nhiều câu chuyện cảm động về sự chiến đấu, hy sinh của những người lính Điện Biên được tác giả truyền tải đầy đủ đến người đọc qua cuốn sách Người lính Điện Biên kể chuyện. Bằng cách thể hiện mới mẻ, văn phong gần gũi, chân thật, cuốn sách của nhà giáo Đỗ Ca Sơn chắc chắn chạm đến trái tim người đọc, giúp bạn đọc hiểu thêm về truyền thống cha ông, mãi ghi nhớ công ơn các anh hùng, liệt sĩ Điện Biên, cuốn sách mang đến cho bạn đọc, đặc biệt là thế hệ trẻ, những người chưa từng trải qua chiến tranh hiểu được những gian khổ hy sinh của những người lính Điện Biên năm xưa. Từ đó, trân trọng cuộc sống mà chúng ta đang có hôm nay và ngọn lửa Điện Biên Phủ sẽ được mãi tiếp nối bởi lớp thế hệ sau này. Cuốn sách hiện đang có tại Thư viện của trường, mời quý thầy cô giáo và các em đón đọc!
Trân trọng cảm ơn!